Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với cải cách thể chế chính trị

-    Đó là những trở ngại trong tiến trình đổi mới chính trị. Những trở ngại đó cho thấy tác nhân văn hóa truyền thốngvới những mặt tiêu cực của nó đã tác động và ảnh hưởng như thế nào tới tiến trình đổi mới hiện nay ở nước ta.

    Và một cách biện chứng, chỉ có thể vượt qua những trở ngại đó nếu biết dùng, biết tận dụng, toàn dụng một cách sáng tạo tác nhân văn hóa, từ những mặt tích cực của nó.

    Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Để cho chính trị thấm sâu vào đời sông dân gian như Hồ Chí Minh nói thì chính trị đó phải thấm nhuần văn hóa, trở thành văn hóa chính trị.

    Để văn hóa soi đường cho quốc dân đi thì trước hết phải làm cho quản lý có điều kiện và cơ hội tiếp cận văn hóa từ học vấn, học thức, thông tin, trên cơ sở chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để thực hiện dân quyền và phát triển dân chủ. Dân chủ, đó là hợp điểm của văn hóa với kinh tế và chính trị, trở thành động lực và mục tiêu đổi mới chính trị, thể chế chính trị, hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là một phác họa khái quát về yếu tốvăn hóa tác động, ảnh hưởng tới chính trị và đổi mới thể chế chính trị, hệ thống chính trị ở nước ta.

Toàn cầu hóa

Đặc điểm, yêu cầu, phương hướng và triển vọng cải cách thể chế ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cẩu hoá

     Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với cải cách thể chế chính trị

    Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Khi đó, sản xuất đình đồn, các nhà máy, xí nghiệp thuộc khu vực số hữu nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn không có hiệu quả, luôn ở trong tình trạng “lãi giảlỗ thật”, trì trệ, gần như phá sản. Nền kinh tê theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, với phương thức quản lý hành chính – mệnh lệnh, bao cấp và bình quân đã tở ra không có sức sống vì thiếu động lực nội tại để phát triển. Công nhân và lao động không có việc làm và thu nhập, không đủ sông bởi lạm phát gia tăng 3 con số (776,4%) với tốc độ “phi mã”. Tệ nạn và tiêu cực xã hội phát sinh ngày càng nhiều, xã hội có nguy cơ mất ổn định, các tầng lớp nhân dân nao núng và suy giảm niêm tin đốivới Đảng và Nhà nước. Chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp phải những khó khăn gay gắt, nhất là trong thời điểm xảy ra những biến động chính trị làm đổ vỡ thể chế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.