Tập trung và dân chủ là những yếu tố tất yếu

     Trước hết, về lý luận cần khẳng định, tập trung và dân chủ là những yếu tố tất yếu, là đòi hởi khách quan để hình thành tổ chức và hoạt động của con người trong đời sống thực tiễn. Bản chất hoạt động của con người, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, cũng đều mang tính chất xã hội, được xã hội hóa, đòi hởi phải có sự tương tác, phối hợp, liên kết và sự phân công theo vị trí, vai trò và khả năng, nói cách khác là phải được tổ chức và quản lý.

     Những hoạt động mang tính cộng đồng, có đông người tham gia, được tổ chức, gắn với hoạt động quản lý và tự quản, đương nhiên đòi hởi phải có sự phân công và hợp tác, do đó rất cần đến yếu tố tập trung và dân chủ. Tập trung ở đây được hiểu là sự tập hợp, quy tụ trí tuệ, sức mạnh, tạo thành hợp lực thống nhất trong suy nghĩ và hành động vì mục tiêu chung trên cơ sởphát huy quyển dân chủ của các thành viên trong tổ chức. đó là thuộc tính bản chất của lãnh đạo, quản lý, biểu hiện ở ý chí, sức mạnh của chỉ huy, ra quyết định và tổ chức thực thi những quyết định đó. Cần đến tập trung vì quản lý một hoạt động phôi hợp nào đó của số đông đòi hởi phải có sự chỉ huy, điều khiển, quyết định và chịu trách nhiệm bởi một chủ thể có thẩm quyền, cần đến dân chủ vì trong hoạt động có tể chức cần có sự thông nhất về mục tiêu, hiểu rõ chức nàng, nhiệm vụ và sự phân công hợp tác, phôi hợp giữa các thành viên, các cá nhân, nhóm và tập thể trên cơ sở bàn bạc, thảo luận dân chủ để đạt đến sự đồng thuận, nhất trí trong nhận thức và hành động. Như vậy, ở đâu có hoạt động phối hợp chung, có tổ chức và điều khiển sự phối hợp hoạt động, ở đó cẩn tập trung và cũng cần dân chủ. Nó kết hợp thành chế độ tệp trung và chế độ dân chủ.

Tập trung và dân chủ

    Tuy nhiên, đòi sống xã hội và hoạt dộng của con người là vô cùng đa dạng và phong phú về cốc mặt: nhu cầu, lợi ích, động cơ, năng lực, thái độ và hành vi…, trong đó đồng quan tâm và nhạy cảm nhất là vấn đề nhu cáu và lợi ích.

    Giữa chúng vừa có sự khác biệt, mâu thuẫn, vừa có sự tương đồng, thống nhất. Sức mạnh của một cộng đồng, một xã hội, sự liên kết gắn bó giữa các thành viên trong một tổ chức có được duy trì, phát huy đầy đủ hay không còn tùy thuộc vào việc nhận thức và giải quyết mới quan hệ giữa lợi ích, nhu cầu phát triển của từng cá nhân, từng thành viên trong tổ chức với lợi ích, nhu cầu phát triển chung của tổ chức, của cộng đồng và xã hội cả trước mắt và lâu dài. Đó cũng là cơ sở để thực hiện tập trung vè dân chủ trong tổ chức, trong xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị là gì