Đặc điểm của cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay.

     Trong thế giới toàn cầu hóa, một trong những thách thức của phát triển, nhất là đối với các nước đang chuyển đổi mô hình kinh tế và cải cách thể chế chính trị là phải xây dựng thể chế dân chủ – pháp quyền, vượt qua những vấn nạn về tham nhũng, tạo lập vững chắc cơ sở xã hội của chế độ dựa trên sự đoàn kết, hợp tác và đồng thuận của dân tộc và cộng đồng xã hội. Đó là điều kiện then chốt để ổn định, tăng trưởng và phát triển ở trong nước đồng thời tham gia có hiệu quả vào hội nhập quốc tế, giải quyết hợp lý, hài hòa lợi ích dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, thế giới.

Đặc điểm của cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay.

     Cải cách thể chế có tính hệ thống, bao hàm hai lĩnh vực thể chế trọng yếu, nổi bật nhất trong đời sông xã hội- Đó là thể chế kinh tế và thể chế chính trị.

     Ở Việt Nam hiện nay, để phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường thì phải ra sức xây dựng và hoàn thiện thể chẽ kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề chính trị và xã hội, là bảo đảm chính trị và bảo đảm xã hội cho sự vận hành và phát triển kinh tế. Đó là bảo đảm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, thể hiện trong từng chính sách, kế hoạch phát triển. Đôi tượng thụ hưởng các lợi ích do cải cách thể chế đem lại chính là người dân, hộ dân và các cộng đồng dân cư Việt Nam,một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. cải cách thể chế phải đem lại lợi ích thực tế cho các đối tượng dân cư đa dạng đó, hơn nữa phải chú ý bảo đảm phát triển của cả nước, vùng, miền và cơ sở. Dân chủ và tự do, bình đẳng và công bằng là mục tiêu cần đạt tới của cải cách thể chế, làm gia tăng nhu cầu về dân chủ, về tự do trong hoạt động của cộng đồng, của từng thành viên trong xã hội, của từng công dân trong quan hệ với Nhà nước và pháp luật.

cải cách thể chế chính trị

     Cải cách thể chế kinh tế tạo ra môi trường và động lực phát triển kinh tế, củng cố cơ sở kinh tế cho những cải cách chính trị và hệ thống chính trị. Đến lượt nó, cải cách chính trị, nhất là cải cách thể chế nhà nước và luật pháp lụi tạo ra cơ sở chính trị,pháp lý cho sự phát triển kinh tố.

     Phát triển kinh tế thị trường dã làm chín muồi nhu cầu dân chủ và thúc đẩy sự phát triển dân chủ ở Việt Nam. Mô hình và cơ chế quản lý kinh tế kiểu hành chính mệnh lệnh trước đổi mới dẫn đến tâm lý thụ dộng, ỷ lại vào Nhà nước, sự trì trệ và sự thiếu văng trách nhiệm cá nhân. Khuyết tật và hạn chế này dần dần được khắc phục khi xã hội và các công dân làm quen với cơ chế thị trường và thích ứng với kinh tế thị trường. Nó đòi hỏi mỗi người dân và từng tổ chức phải tỏ rõ năng lực và trách nhiệm, ý thức chấp hành luật pháp, tính chủ động tháo vát, tính thiết thực và chú trọng kết quả, hiệu quả công việc, nhất là đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty, các cơ quan kinh tế. Chuyển sang cơ chế thị trường và kinh tế thị trường, ngay các tổ chức chính trị (Đảng, Nhà nước), các đoàn thể xã hội và những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng phải thay đổi tư duy, đổi mới phương pháp và phong cách hoạt động sao cho phù hớp với những đòi hỏi mới, yêu cầu mới. Nói tóm lại, những biến đổi kinh tế – xã hội, từ cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội đến các quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đòi hởi tổ chức và hoạt động chính trị phải đổi mới để thích ứng với những cải cách kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển. Trong cải cách thể chế chính trị, đặc trưng bao trùm và nổi bật là dân chủ hóa, xây dựng nên dân chủ, bảo đảm dân chủ của cá nhân phù hợp và đồng thuận với dân chủ của cả cộng đồng xã hội, tăng cường pháp luật, pháp chế, kỷ cương trong khuôn khổ Nhà nước pháp quyền, nâng cao vai trò của xã hội dân sự trong đời sống xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa chinh tri