Phương hướng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam

Phương hướng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam

     Cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả cải cách hành chính và thủ tục hành chính đã diễn ra trong nhiều năm, đã đạt được một sốkết quả bước đầu nhưng cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại, những hạn chế và yếu kém. Đó là những lực cản đối với dân chủ hóa và xây dựng nền dân chủ. Những lực cảnđó cũng chính là những nguyên nhân phải xóa bỏ để phát triển và có những đột phá trong phát triển.

    Có những lực cản trong hệ thông tổ chức quyền lực và cũng có những lực cản từ phía người dân trong đời sông xã hội. Có những lực cản do nhận thức và tâm lý, lối sông, thói quen và cũng có những lực cản trong tổ chức, bộ máy ở các cấp, các ngành, các địa phương cơ sở. ỉ)ó lồ:

-    Nhận thức không đầy đủ, thậm chí không đúng vềdân chủ: tách rời quyển và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm.

-    Luật pháp không đồng bộ và thực thi pháp luật không nghiêm minh. Sự yếu kém về ý thức pháp luật cả trong đội ngũ công chức và trong dân. Thiếu vắng chế độ trách nhiệm và các chế tài trong xử lý.

-    Bệnh quan liêu, nạn hội họp, giấy tờ, bệnh hình thức, phô trương, nói nhiều làm ít, lòi nói không đi đôi với việc làm còn phổ biến và nghiêm trọng.

-    Đội ngũ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp không cao, không ít người trong số họ chưa được đào tạo cơ bản và hiện đại. Trong các cơ quan đảng, nhà nước và đoàn thể vừa thừa vừa thiếu về nhân lực. Thừa người yếu kém, thiếu người tài giỏi, nhất là rất thiếu chuyên gia đầu ngành.

-    Cải cách chê độ tiền lương diễn ra chậm chạp và  ít có tác động thúc đẩy công việc.

Phương hướng cải cách

     Phương hướng chung, lâu dài cũng như trước mốt cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam là hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, bảo đảm dân chủ và phát huy quyển làm chủ của mọi người dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và cẩm quyền của Đảng trong điểu kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế; xây dựng một Nhà nước phápquyền mạnh, có thực lực và thực quyền trong quản lý kinh tế và điều hành xã hội; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức hiện đại với các tiêu chí: thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, để cao trách nhiệm xã hội và đạo đức công chức, tăng cường kỷ luật công vụ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính để có một nền hành chính công minh bạch, đáp ứng yêu cầu của xã hội và dân cư. Cùng với những điều nói trên cần phải đẩy mạnh giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện đoàn kết dân tộc và đồng thuận xã hội cùng hướng vào mục tiêu phát triển. Mục tiêu đó là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã được khẳng định trong các văn kiện chính trị của Đảng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thể chế chính trị việt nam