Hiệp thương dân chủ

     Thuật ngữ “hiệp thương dân chủ” lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” khi nói về phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

     Xét về mặt ngữ nghĩa, hiệp thương dân chủ được ghép từ hai khái niệm “hiệp thương” và “dân chủ”. Theo Từ điển tiếng Việt, hiệp thương có nghĩa là họp, thương lượng những vấn để chính trị, kinh tế có liên quan chung tới các bên. Như vậy, hiệp thương dán chủ được hiểu là những cuộc họp, thương lượng, thởa thuận có liên quan chung đến các bên một cách dân chủ.

Hiệp thương dân chủ

     Trong thực tế đang tồn tại ba cách hiểu về hiệp thương dân chủ, đó là: 1. Hiệp thương chính trị; 2. Hiệp thương mang tính dân chủ; 3. Hiệp thương giữa đảng lãnh đạo, cầm quyền với các tổ chức, đảng phái dân chủ. Theo cách hiểu thứ nhất, hiệp thương dân chủ đồng nghĩa với hiệp thương chính trị là thuật ngữ được sử dụng trong Hội nghị bàn bạc thông nhất đất nước giữa hai miền Nam – Bắc và tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Ba khóa VII (6/1991) khi đề cập về phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, so với thuật ngữ hiệp thương chính trị thì thuật ngữ hiệp thương dân chủ có phạm vi và đối tượng đề cập rộng hơn, có thể bao hàm cả nội dung kinh tế. Theo cách hiểu thứ hai, hiệp thương dân chủ chỉ nguyên tắc, phương thức hoạt động, nghĩa là toàn bộ hoạt động của một tổ chức đều theo nguyên tắc, cách thức, phương pháp hiệp thương dân chủ, như quy định về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Theo cách hiểu thứ ba, hiệp thương dân chủ chỉ một chế độ, một thể chế chính trị, quy định mới quan hệ giữa đảng lãnh đạo, cầm quyền với các tổ chức, đảng phái dân chủ khác, như chế độ hiệp thương dân chủ gắn với hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.

     Cũng giống như nguyên tắc tập trung dân chủ, hiệp thương dân chủ mang tính phổ quát, được thực hiện trong đời sống chính trị – xã hội nhằm điều hòa, điều chỉnh những sự khác biệt, mâu thuẫn và lợi ích khác nhau giữa các giai tầng, các nhóm người trong xã hội, trên cơ sở đó tìm ra sự đồng thuận và tiếng nói chung để duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Với mọi loại hình tổ chức mang tính tự nguyện hay quyền lực, bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đều phải sử dụng phương thức hiệp thương dân chủ, bàn bạc thương lượng, thỏa thuận để đi đến sự nhất trí trong nhận thức và hành động. Vì vậy, hiệp thương dân chủ không chi là một cách thức thực hiện dân chủ, là một tiêu chí, thước đo trình độ dân chủ, mà còn là cách thức đi tới sự bập trung, biểu hiện mức độ tập trung, thống nhất của một tô chức, một chế độ xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị