Những tàn tích phong kiến đó ở châu Âu thời trung cổ đã dường như bị quét sạch trong các cuộc cách mạng tư sản, trong khi đó, nó tồn tại khá dai dẳng và bền vững trên mảnh đất phương Đông, châu Á, ở đó lịch sử phong kiến tồn tại kéo dài nhiều ngàn năm, đặc biệt đối với Trung Quốc. Việt Nam dù chỉ có khoảng 2.000 năm phong kiến, trong đó có 1.000 năm Bắc thuộc và 1.000 năm phong kiến dân tộc nhưng di sản và tàn dư của nó còn tồn tại dai dẳng và nặng nề. Nó lại bện chặt với những tàn dư của chủ nghĩa thực dân, cả cũ lẫn mới. Chính đặc điểm lịch sử này của truyền thống và văn hóa quy định tính phức tạp đặc thù của chính trị. Sức mạnh truyền thống, nhất là với thói quen, tập quán, nhìn từ mặt hạn chế, quá thời của nó là những lực cản nặng nề đối với cải cách, đổi mới chính trị. Có mấy biểu hiện nổi bật sau đây:
- Dân chủ làng xã là một ví dụ. Nó có tác dụng cố kết, liên kết cộng đồng, tự quản cộng đồng nhưng nó cũng lẫn vào trong đó không ít lệch lạc, trọng lệ làng, luật tục màkhinh nhờn phép nước, luật nước. Đây là một trở ngại rất lớn trên con đường đi tới nhà nước pháp quyển. Chủ nghĩa địa phương, cục bộ, phường hội, đầu óc hẹp hòi, biệt phái còn bám rễ dai dẳng trên mảnh đất của xã hội nông nghiệp cổ truyền chưa được giải thể và tái cấu trúc theo những chuẩn mực hiện đại.
- Tâm lý hiếu danh đã dẫn tới những thói hư danh phù phiếm, chủ nghĩa hình thức. Nó tạo những cơ hội cho sự xuất hiện nhũng lệch lạc trong định hướng giá trị và lối sống, những giả giá trị chứ không phải chân giá trị. Trong chính trị, nó có thể dẫn tới những biểu hiện xu thời, cơ hội, vụ lợi.
- Truyền thống trọng lão ngoài yếu tố tích cực về đạo đức và đạo lý ứng xử vẫn nảy sinh mặt trái, tiêu cực là sự cản trở phát triển của thế hệ trẻ.
- Chủ nghĩa bình quân, cào bằng làm suy giảm, triệt tiêu các động lực phát triển.
- Bệnh giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm thực dụng cản trở sự tiếp thu lý luận khoa học, sự sáng tạo, tìm tòi cái mới…
Tính thiên về Ổn định dẫn tới tâm lý e ngại đổi mới, khó khăn hoặc chậm thích úng với đổi mới, với giao lưutiếp xúc – đốithoại với bên ngoài, mà đó lại là đòi hởi rất bức xúc của phát triển trong xu thê biến đổi mau lọ của thế giới ngày nay. Trì trệ, bảo thủ khó bi phá vở nhưng lại rất dễ tái sinh do đổi mói chưa định hình được những dặc tính, giá trị chủ đạo, chưa có những động lực thúc đẩy đủ mạnh, chưa có những đột phá lớn về tư tưởng lý luận và văn hóa…
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
văn hóa chính trị là gì