Trong tiến trình cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam, những đặc điểm và tình hình sau đây là rất đáng lưu ý:
Thứ nhất, chế độ chính trị – xã hội ở Việt Nam là chế độ xã hội chủ nghĩa. Ý thức hệ ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu cho lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, mô hình thể chế chính trị ở Việt Nam là nhất nguyên chứ không phải là đa nguyên chính trị.
Thứ ba, ở Việt Nam không có chế độ đa đảng, không có đảng đốilập. Đảng cầm quyền và duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản. Trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, để bảo đảm dân chủ, phát huy quyền tự do dân chủ và làm chủ của mọi người dân, bảo đảm cho Nhà nước và các tổ chức đoàn thể do Đảng lãnh đạo thực sự có vai trò và tác dụng, luôn đặt ra như một vấn đề thời sự và phải không ngừng tìm tòi các giải pháp đổi mới để giải quyết vấn đề này, trước hết thuộc vềtrách nhiệm của Đảng đối với toàn xã hội, đồng thời phải có một Nhà nước mạnh với pháp luật được coi là tôi thượng. Phân định rõ mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước theo chức năngnhiệm vụ, thẩm quyền – trách nhiệm là một trong những vấn đề cốt yếu nhất trong lý luận thể chế và thực tiễn cải cách thể chế.
Thứ tư, Nhà nước ở Việt Nam cũng như nhà nước của các nước trên thế giới, trong cơ cấu tổchức có lập pháp, hành pháp và tư pháp. Song cơ quan lập pháp ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình một viện là Quốc hội chứ không phải “lưỡng viện” như nhiều nước khác (Thượng viện và Hạ viện). Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyển nhưng không theo cơ chê tam quyền phân lập mà quyền lực tập trung thống nhất, thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước hoạt động theo cơ chế phân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Có phân.công và phân cấp nhưng phải bảo đảm quyền lực là thống nhất, không phân chia quyền lực. Theo đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vi dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ năm, trong cơ cấu hệ thống chính trị Việt Nam, ngoài Đảng, Nhà nước còn có Mặt trận Tổquốc Việt Nam (trước đây là Mặt trận dân tộc thống nhất) với tư cách là một liên minh chính trị rộng lớn bao gồm nhiều tổchức thành viên và cá nhân những người tiêu biểu.
Thứ sáu, cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam trong đổi mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đang nổi lên một nhiệm vụ bức xúc, gay gắt là đấu tranh chông quan liêu, tham nhũng. Tình trạng quan liêu, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là khá trầm trọng và phổ biến, đã trở thành quốc nạn. Đây là nguy cơ đối với sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế, trong bối cảnh và xu thế toàn cầu hóa.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
văn hóa chính trị là gì