Cách giúp Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và lạm phát

    Để thoát ra khởi tình trạng khủng hoảng và lạm phát lúc đó, Việt Nam để tiến hành đổi mới, thay đổi quan niệm, mô hình, chính sách và cơ chế quản lý, chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa; thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế, tuân theo quy luật giá trị, thị trường, chú trọng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, điều chỉnh quan hệ sản xuất và các hình thức sở hữu, từ đa dạng các thành phần kinh tế, đa dạng các hình thức sở hữu mà thừa nhận và áp dụng phương thức đa dạng hóa cốc loại hình phân phối.

    Kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là các hợp tác xã ở nông thôn cũng được tổ chức lại bằng cách áp dụng cơ chế khoán, đặc biệt là khoán tới từng hộ gia đình nông dân, coi hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn. Mấu chốt của vấn đê là ở chỗ cải cách (hay đổi mới) kinh tế phải nhằm vào giải phóng sức sản xuất, tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất vàcoi trọng lợi ích cá nhân của người lao động, của các chả thể sản xuất, kinh doanh.

 lạm phát

    Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và vận hành theo cơ chế thị trường, tất yếu nảy sinh yêu cầu ngày càng cao của dân chủ hóa và tự do hóa kinh tế, từ đó phải tách bạch quyền tự do, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và doanh nhân trong sản xuất, kinh doanh với quyển quản lý hành chính của Nhà nước theo luật pháp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, khắc phục tình trạng Nhà nước can thiệp quá sâu vào kinh tế. Luật pháp thừa nhận và tôn trọng quyền bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế. Đổi mới kinh tế ở Việt Nam qua hơn 2 thập kỷ (từ 1986 tới nay) là một quá trình chuyển đổi trên rất nhiều phương diện.

    Nhờ đổi mới kinh tế có kết quả, nhất là khai thông được con đường phát triển mở cửa ra bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới mà Việt Nam đã ra khởi cuộc khủng hoảng, ổn định được xã hội, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm, cải thiện được mức sông của dân cư ở cả đô thị và nông thôn, tạo tiền đề cho phát triển.

    Đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bôi cảnh thê giới và khu vực có những biếnđổi mạnh mẽ, nhanh chóng và sâu sắc. Đó là sự thay đổi trật tự thế giới theo hướng da cực, đa trung tâm sau khi kết thúc trật tự hai cực đốiđầu của thời kỳ “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quyền lực chính trị ở việt nam