Yêu cầu của tập trung và dân chủ

     Như vậy, tập trung và dân chủ chẳng những là đòi hỏi khách quan để duy trì tổ chức và hoạt động của cộng đồng, mà còn là phương thức của hoạt động phối hợp, của sự liên kết xã hội dựa trên sự liên kết và đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người. Tập trung và dân chủ là cần thiết, có ý nghĩa phổ biến trong quản lý (bao hàm cả lãnh đạo theo nghĩa rộng), trong hoạt dộng lao động sản xuất kinh doanh cũng như trong hoạt động chính trị – xã hội.

     Tập trung và dân chủ có mới liên hệ hữu cơ, là đòi hỏi tất yếu, khách quan trong tổ chức và hoạt động của con người và xã hội, nhưng không phải lúc nào, trong điều kiện nào chúng cũng kết hợp với nhau thành một chế độ, một nguyên tắc lãnh đạo và quản lý thống nhất. Lịch sử đã từng chứng kiến những hình thái tồn tại khác nhau của tập trung và dân chủ. Có tập trung mang nội dung dân chủ như trong chế độ cộng đồng tự quản của công xã nguyên thủy trong điều kiện chưa xuất hiện giai cấp và nhà nước. 

Yêu cầu của tập trung và dân chủ

Có chế độ tập trung chuyên chế độc tài của giai cấp phong kiến dưới chế độ quân chủ. Có chế độ tập trung quan liêu tư sản trong nền dân chủ tư sản. Có chế độ dân chủ cho chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ, có chế độ dân chủ kiểu phường hội trong thời phong kiến… Sự kết hợp đúng đắn và đầy đủ giữa tập trung và dân chủ thành một chế độ, một nguyên tác lãnh dạo, quản lý chặt chẽ, thống nhất chỉ thực Bự xuất hiện dưới chủ nghĩa xã hội, gắn với tổ chức và hoạt dộng của Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, gắn với sự hình thành và hoàn thiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa – đó là chế độ tập trung dân chủ vô sản. Theo V.I. Lênin, đây là: “một chế độ dân chủ kiểu cao hơn, hoàn toàn trái ngược với sự xuyên tạc của giai cấp tư sản đối với chế độ dân chủ, và đánh dấu bước chuyển sang chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và sang những điều kiện trong đó nhà nước sẽ có thể bắt đầu tiêu vong”.