Vai trò của hệ tư tưởng, của lý luận đối với chính trị, đòi hỏi chủ thể lãnh đạo và cầm quyền phải thường xuyên chú trọng nâng cao tiềm lực trí tuệ, tư tưởng, đặc biệt là triết học, nhờ nó mà đường lối, chính sách trong chính tri những trù tính định liệu cải cách và đổi mới thể chế, hệ thống chính trị mới có được những đảm bảo vững chãi, sâu sắc của lý luận, không rơi vào những sự tùy tiện, chủ quan, những tính tự phát, những sự bột phát, ngẫu hứng, cảm tính có nguy cơ phạm phải những sai lầm tai hại, mà trong chính trị, mất phương hướng chính trị, nhất là những thời điểm bước ngoặt có nghĩa là đưa chính trị từ thất bại, tựa như một hành vi tự sát.
Theo V.I. Lênin, chính trị có cơ sở triết học của nó, giai cấp công nhân khi ồ vào vị trí lãnh đạo và cầm quyền, phải đặc biệt chú trọng xây dựng cho được một đội ngũ chuyên gia tài giởi thực sự là của mình và bất luận trong hoàn cảnh nào cũng không được thua kém các chuyên gia tư sản. Không có lý luận khoa học, không có lý luận và hệ tư tưởng tiên tiến dẫn đường không thể sản sinh ra phong trào cách mạng, và đảng không thể làm tròn trách nhiệm của một đảng tiên phong. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản cũng chỉ là kết quả phát sinh một cách hợp lôgic từ tổng số những tri thức của nhân loại, ở mọi thời đại. Nếu không làm giàu trí tuệ mình, không thâu thái và làm chủ được những tri thức đó thì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mãi mãi chỉ là một nguyện vọng mà thôi.
c) Tác động và ảnh hưởng của văn hóa, truyền thống văn hóa và lịch sử
Khi xem xét tác động và ảnh hưởng của hệ tư tưởng thì điểu đó cũng đồng thời nói lên tác động và ảnh hưởng của văn hóa đối với chính trị, đối với tiến trình đổi mới thể chế chính trị và hệ thống chính trị.
Hệ tư tưởng, trước hết là lý luận, rộng hơn là khoa học nằm trong cấu trúc của văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Ngoài ra, trong những bộ phận hợp thành văn hóa còn phải kể đến đạo đức và nghệ thuật.
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Thực chất của chính trị là vấn đề quyền lực, là khoa học và nghệ thuật của việc cầm quyền. Điều đó đã nói lên hai yêu cầu quan trọng của hoạt động chính trị: phải nhận biết được quy luật và hành động thuận theo quy luật đồng thời phải chú trọng ứng xử và hành xử chính trị một cách có văn hóa. Con người chính trị không chỉ cần đến trí tuệ, vốn sống, kinh nghiệm, bản lĩnh mà còn phải có đạo đức. Đức là gốc của nhân cách. Điều đó cần thiết cho tất cả mọi người, lại càng đặc biệt cần thiết cho người làm chính trị, nhà hoạt động chính trị, các quan chức và công chức trong hệ thống quyền lực chính trị, trong bộ máy công quyền.