Hệ thống chính trị của nước Việt Nam

     Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể các thiết chế, tổ chức chính trị – xã hội hợp pháp của chủ thể cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế – xã hội để hiện thực hóa mục tiêu chính trị mà chủ thể cầm quyền đặt ra.

     Xét về mặt kết cấu tổ chức, hệ thống chính trị của các nước hiện nay nói chung bao gồm: các đảng chính trị hợp pháp, mà quan trọng nhất là đảng (hay liên minh một số đảng) cầm quyền; nhà nước; các tổ chức chính trị – xã hội. ở nước ta hiện nay, hệ thống chính trị bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội của nhân dân (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam).

Hệ thống chính trị của nước Việt Nam

     Trong hệ thống đó, Đảng vừa là một bộ phận cấu thành, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Nhà nước pháp quyển của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quản lý đất nước, bảo đảm độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đảng phái, các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu cho các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phản biện, giảm sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các tổ chức chính trị – xã hội (còn gọi là đoàn thể nhân dân) do nhân dân lập ra để quy tụ, huy động mọi thành viên trong xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tham gia tích cực vào công việc nhà nước và xã hội, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

     Xét về chức năng và cơ chế thực hiện, hệ thống chính trị là cơ chế bảo đảm quyền lực của chủ thể cầm quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước đã xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Hệ thống chính trị được vận hành theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhốn dân làm chủ”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị là gì