Trên đây là một phác họa về tác động và ảnh hưởng của yếu tố kinh tế tới chính trị, tới sự đổi mới hệ thống chính trị và thể chế chính trị từ thực tiễn đổi mới ở nước ta.
Nói rộng hơn, việc đổi mới tư duy kinh tế để chuyển sang kinh tế hàng hóa, sang quan hệ hàng hóa – thị trường và xác lập thể chế kinh tế thị trường (hoặc xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc hoặc định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam) đã làm thay đổi căn bản nhận thức về chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự đổi mới chính trị, hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội trong cải cách và đổi mới.
Chính V.I. Lênin với Chính sách kinh tế mới (NKP) đi đặt nền móng đầu tiên cho đường lối cách tân này trong lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực, đã làm sáng tở logic khách quan của chính trị là kinh tế quyết định chính trị đồng thời cũng làm sáng tỏ vai trò của nhân tố chủ quan, của chủ thể chính trị trong chính lôgic nội tại của chính trị, thực hiện sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế, vận dụng quy luật khách quan của kinh tế để đổi mới chính trị.
Thế giới ngày nay đang vận động và biến đổi theo xu hướng những đúc kết kinh nghiệm thực tiễn thành những phương châm ứng xử, hành động có tính chất triết lý- Tham gia vào sự hình thành tâm lý xã hội là cả một tập hợp lớn từ cá nhân tới tập thể và cộng đồng (ở mức độ lớn là dân tộc, ở mức độ nhỏ nhất là gia đình, nhưng tế bào của xã hội, ở mức độ phổ biến là tâm lý của cộng đồng dân cư, có tính địa phương hay khu vực). Việt Nam là một nước nông nghiệp, xã hội truyền thông tồn tại rất lâu dài trong lịch sử là xã hội nông nghiệp gắn với cộng đồng dân cư lớn nhất là nông dân nên tâm lý nông dân, tâm lý làng xã, văn hóa làng xã là một đặc trưng điển hình, một đại diện phổ biến nhất cho tâm lý xã hộiChừng nào vẫn còn là một nước nông nghiệp, chưa thành nước công nghiệp với việc hoàn thành nhưng nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chừng đó, tâm lý và lối sống nông dân vẫn còn có sức chi phối lớn trong đời sống tâm lý xã hội. Bầu không khí đạo đức và môi trường xã hội đó vẫn có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình cải cách, đổi mới xã hội về mọi phương diện từ kinh tế đến chính trị, từ xã hội tới văn hóa, tối lối sống của từng cá nhân đến cộng đồng.