Khi duy trì quá lâu mô hình và thể chế kinh tế ấy, nó vượt quá ngưỡng giới hạn và những điều kiện lịch sử cho phép, thì sức ì và sự suy thoái kinh tế đã làm bộc lộ ngày càng rõ nét những khuyết tật của chính trị, mô hình thể chế chính trị nhà nước. Chủ thể chính trị để tự bảo vệ mình thì phải giải phóng sức sản xuất, kinh tế ra khỏi những rào cản do chính mình gây ra. Quyền lực chính trị phải được tạo dựng và bảo vệ từ kinh tế, và quyền lực chính trị cũng tự nó là một sức mạnh kinh tế.
Trong tình hình ấy quyết sách chính trị tìm cách tác động vào kinh tế bằng những đột phá. Khoán ở Việt Nam đối với nông dân hộ nông dân trong nông nghiệp, ở nông thôn là một ví dụ và đủ hiểu vì sao giải phóng sức sản xuất là một tư tưởng lớn của đổi mới, là nội dung kinh tế căn bản, chủ đạo nhất của đường lối chính trị đổi mới.
Khi chuyển hẳn sang cơ chế thị trường như một bước chuyển hợp lôgic của sản xuất hàng hóa, của kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ứng với nhiều hình thức sở hữu, với nhiều chủ thể sở hữu, nhiều chủ thể lợi ích, với sự đa dạng các phương thức phân phối lợi ích thì tất yếu phải giải thể mô hình tập trung quan liêu, phải xóa bỏ bao cấp và bình quân. Đó là sự khởi động của quá trình dân chủ hóa nhà nước, dân chủ hóa chính trị, tạo động lực chính trị để phát triển kinh tế. Những bước chuyển này vừa là kinh tế vừa là chính trị với sự tương tác biện chứng lẫn nhau tạo ra những biến đổi tích cực có thể quan sốt trực tiếp được, có thể đánh giá được từ thực tiễn biến đổi cuộc sống của người dân. Từ cơ chế thị trường đến hệ thống thể chế kinh tế thị trường và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay là cả một quá trình diễn tiến của đổi mới kinh tế. Tương ứng với diễn tiến này trong chính trị và đời sống chính trị là sự phát triển từ ý thức dân chủ tối năng lực dân chủ, từ dân chủ nói chung trong đời sống xã hội đến nhấn mạnh dân chủ của cá nhân công dân trong nhà nước pháp quyền, dân chủ và tập trung dân chủ trong Đảng đến dân chủ của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, đến tăng cường vai trò tư vấn, giám sát, phản biện của Mặt trận và hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động Mặt trận, đặc biệt là đảm bảo dân chủ từ cơ sở, ở cơ sở, đối với từng người dân bằng Quy chế dân chủ cơ sở.
Phải trải qua thực tiễn 15 năm đổi mới, dân chủ mới dược định hình trong hệ giá trị mục tiêu của công cuộc đổi mới.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
văn hóa chính trị là gì