Bước nhảy vọt về của chức của giai cấp công nhân cách mạng

    Bước nhảy vọt về tổ chức của giai cấp công nhân cách mạng trưởng thành trong đâu tranh chính trị đến mức xuất hiện đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác tổng kết rằng, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa phong trào công nhân với lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học.

    Trong điều kiện đó, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân được truyền bá sâu rộng trong-xã hội trở thành, một sức mạnh vật chất, đúng như c. Mác nói, lý luận một khi thâm nhập được vào quần chúng sẽ trở thành một sức mạnh vật chất.

    Chỉ với bước ngoặt này của tư tưởng cùng với bước ngoặt về tổ chức mới làm chín muồi cho bước ngoặt của chính trị, đẩy đấu tranh chính trị thành cách mạng chính trị với mục tiêu trực tiếp là giành quyền lực về tay giai cấp công nhản, làm cho giai cấp công nhân trở thành một giai cấp thống trị trong xã hội, trong dân tộc. Xóa bỏ quyền lực tư sản, chế độ chính trị và toàn bộ thể chế chính trị tư sản mà trung tâm là quyền lực nhà nước tư sản là màn dạo đầu tiên trình cách mạng xã hội làm chế độ xã hội chủ nghĩa lọt lòng thay thế cho chế độ tư bản chủ nghĩa. Công xã Pari 1871 là một cao trào mới, vượt lên những hạn chế của Đâu tranh giai cấp ở Pháp 1848 – 1850 như c. Mác đã tổng kết. Và Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đã thực sự là một cuộc cách mạng vạch thời đại, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học thành hiện thực, thành chủ nghĩa xã hội hiện thực.

giai cấp công nhân

    Không có hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tức là học thuyết lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội thì không thể dẫn tới sự sinh thành Đảng Cộng sản, chế độ chính trị,nhà nước kiểu mới xã hội chủ nghĩa, thể chế và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa như lịch sử đã từng biết đến trong thời kỳ hiện đại.

    Ph. Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa kinh điển trong đó thể hiện rõ vai trò của hệ tư tưởng, của lý luận đối với sự phát triển của đời sống chính trị thực tiễn, chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách là một khoa học, nó nghiên cứu những điều kiện để giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng xã hội loài người. Nó chính là biểu hiện về mặt lý luận của phong trào vô sản. Vai trò của hệ tư tưởng trong chính trị và trong đời sống xã hội được thể hiện trên nhiều mặt. Nó tạo dựng cho xã hội và cho mọi thành viên của cộng đồng ý thức và niềm tin, thái độ chính trị và trách nhiệm xã hội, hướng dẫn lối sống và hành vi theo những quan niệm, những giá trị, những chuẩn mực hay nguyên tắc mà chủ thể hệ tư tưởng đưa ra. Phải thông qua hàng loạt những công tác giáo dục, tuyên truyền, cổ động với những phương tiện thông tin đại chúng, những công cụ và phương thức của việc truyền bá tư tưởng một cách công phu và lâu dài mà ý thức hộ mới đi vào nhận thức, tình cảm, lối sống của mỗi người, của nhiều thế hệ khác nhau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị