Như một đòi hởi tất yếu, để phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, liên kết thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế, khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam phải tập trung vào xây dựng Nhà nước pháp quyền – dân chủ và phát triển xã hội dân sự cũng như tổ chức tốt đời sông dân sự. Đó là những tiêu chí để phát triển và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thê giới toàn cầu. Để giải quyết tổng thể và đồng bộ những yêu cầu đó, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh cuộc vận động thực hành dân chủ, trước hết là thực hành dân chủ trong Đảng, khai thác và vận dụng di sản tư tưởng lý luận về dân chủ của Hồ Chí Minh. Thực hành dân chủ là cách tốt nhất để phòng chống quan liêu, tham nhũng như Người đã từng nói.
Dân chủ ở cơ sở hướng vào quyền và lợi ích của người dân, thực hiện dân chủ là thực hiện những quyền cơ bản của con người, bảo đảm sao cho tính pháp lý và tính nhân văn của dân chủ được thực hiện, những quyền cơ bản được bảo đảm và nhân cách con người được tôn trọng.
Trong quản lý mọi công việc, mọi hoạt động của Nhà nước, phải chú trọng cả luật pháp và đạo đức. Đây là hai trụ cột giữ cho Nhà nước, công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đảng cầm quyền cũng vậy. Thực hiện trọng trách lãnh đạo và cầm quyền, Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, tôn trọng pháp luật, gương mẫu thi hành luật pháp. Gần đây, Văn kiện của Đảng đã ghi rõ, phải tìm tòi và xác lập cơ chê xét xử các hành vi vi phạm (vi phạm hiến pháp, luật, chính sách), bảo vệ hiến pháp và pháp luật. Đàng cũng thấy sự cần thiết và đã ban hành quy chê bảo đảm thực hiện quyển chất vấn của cán bộ đảng viên. Trong đà phát triển của kinh tê thị trường, của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ, những vấn đề đó đểu không tách rời xu hướng cải cách thể chế ở Việt Nam.
Nhà nước trong quá trình cải cách cótiến tới tổ chức một Quốc hội với những đại biểu của dân mang tính chuyên nghiệp cao, tăng số lượng đại biểu Quốchội hoạt động chuyên trách, có trình độ học vấn cao, nhất là năng lực am hiểu luật pháp, năng lực làm công tác xã hội, vận động quần chúng. Chính quyền địa phương và chính quyền cơ sở là nhũng mắt xích quan trọng trong hệ thống tổ chức quyền lực. Cấp cơ sở từ bao lâu nay vẫn chưa trở thành một cấp hoàn chỉnh (không có công chức, không có lương theo chế độ công chức) sẽ phải được tổ chức lại.
Mặt trận Tổ quốc đổi mới tổ chức và hoạt dộng theo hướng nhấn mạnh chức năng giám sát xã hội và phản biện xã hội bên cạnh các chức năng vốn có. Các tổ chức xãhội tự nguyện do dân lập ra sẽ ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng. Nó phải tở rõ sức mạnh thực tế cuả tiếng nói người dân, cuộc sống của dân, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng hợp lý, chính đáng của người dân. Phải tổ chức tốt đời sống dân sự, muốn vậy phải xây dựng xãhội dân sự cả thiết chế tổ chức lẫn thể chế hoạt động. Kết hợp Nhà nước với xã hội dân sự là kết hợp các thiết chế quan phương và phi quan phương, theo hướng “Nhà nước nhỏ, xã hội to”,tăng cường chức năng xã hội, dịch vụ công của Nhà nước. Kết hợp các tổ chức quyền lực mạnh trong chống tham nhũng, bảo đảm một Nhà nước mạnh và trong sạch, cải cách bầu cử, chính sách và cơ chế phát huy sức mạnh, ý chí của dân qua nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện và tìm tòi các hình thức dân chủ trực tiếp, để làm cho quyển của dân được thực sự tôn trọng và phát huy.