Quyền lực nhà nước – một loại quyền lực đặc biệt trong xã hội

     Quyền lực trong xã hội có cấu trúc rất phức tạp, bao gồm nhiều loại quyền lực khác nhau như quyền lực dòng họ, quyền lực tôn giáo, quyền lực đạo đức, quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị… Các loại quyền lực đó đồng thời tồn tại đan xen, thâm nhập vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành một cấu trúc phức hợp của quyền lực trong xã hội. Trong số các loại quyền lực trong xã hội, đáng chú ý là ba loại quyền lực: quyền lực chính trị, quyền lực xã hội (còn gọi là quyền lực công) và quyền lực nhà nước. Trong điều kiện xã hội có giai cấp và nhà nước, ba loại quyền lực đó gắn kết, đan xen vào nhau, đồng thời mỗi loại quyền lực có những đặc trưng riêng.

Quyền lực nhà nước

     Quyền lực xã hội xuất phát từ ý chí của mọi thành viên trong xã hội, là sợi dây gắn kết các thành viên trong xã hội, được hình thành và sử dụng phục vụ cho lợi ích toàn xã hội. Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp, tập đoàn xã hội hay liên minh giữa chúng, nó nói lên khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình. Còn quyền lực nhà nước, về mặt hình thức là quyền lực công, nhưng bản chất bao giờ quyền lực công đó cùng bị chi phối bởi một giai cấp hoặc lực lượng xã hội nhất định. Như vậy, quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện cơ bản và tập trung của quyền lực công và quyền lực chính trị. Trong xã hội hay một cộng đồng quốc gia – dân tộc, quyền lực chính trị và quyền lực xã hội không ở đâu thể hiện một cách cơ bản và tập trung khác ngoài quyền lực nhà nước. Trên ý nghĩa đó, Ph. Ăngghenviết: “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội đó”.

     Quyền lực Nhà nước ra đời đã dẫn tới những biến chuyển trong tổ chức xã hội loài người: luật tục trở thành luật pháp, dân cư trở thành công dân, lãnh thổ tộc người (bộ lạc, liên minh bộ lạc) trở thành quốc gia. Trong ba nhân tố hợp thành nhà nước là quyền lực chính trị, dân cư và lãnh thổ thì quyền lực chính trị đóng vai trò quyết định. Nhà nước bắt đầu từ đâu thì gắn với nó là nhu cầu tổ chức quyền lực nhà nước, bao gồm cả tổ chức quyền lực nhà nước theo “chiều ngang” và tổ chức quyền lực nhà nước theo “chiều dọc”, nhằm đáp ứng yêu cầu cả đối nội lẫn đối ngoại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa chinh tri

Mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền

     Trong quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền, điều dễ thấy là Nhà nước và Đảng đều có chung nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. Sự trùng hợp này bắt nguồn từ sự thống nhất về bản chất và mục tiêu giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý của hai thực thể chính trị là Đảng đóng vai trò “hạt nhân lãnh đạo” và Nhà nước là “trụ cột” của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, do vị trí và chức năng của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị là khác nhau, nên việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước cũng như trong xử lý mới quan hệ của mỗi tổ chức với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị không thể giống nhau.

     Mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng cầm quyền là mối quan hệ vừa mang tính phụ thuộc, vừa mang tính độc lập. Tính phụ thuộc được xác định bởi vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước, định hướng chính trị cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo chính trị, được thực hiện bằng phương thức đã xác định trong Cương lĩnh của Đảng. Tính độc lập của Nhà nước trong mới quan hệ với Đảng dược xác định bởi rất nhiều yếu tố. Một là, Nhà nước không chỉ là tổ chức do Đảng sáng lập, là công cụ của Đảng, mà trong bản chất sâu xa, Nhà nước là một tổ chức công quyền, với ý nghĩa là một hình thức tổ chức quyển lực của nhân dân, do nhân dân tự tổ chức, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Hai là, để lãnh dạo và quản lý, Đảng và Nhà nước đều phải có quyền lực. Quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước tuy có mới quan hệ hữu cơ, đều bắt nguồn từ sự ủy quyền của nhân dân, nhưng là hai loại quyền lực khác nhau, được vận hành bởi những phương thức khác nhau. Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo chính trị bằng quyền lực chính trị theo phương thức được quy định trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Quyền lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp và pháp luật do bộ máy nhà nước thực hiện trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. 

Đảng Cộng sản cầm quyền

Trong điều kiện của chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền, toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đều phải triệt để tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Do vậy, tổ chức và hoạt động của Đảng cũng phải trong khuôn khổ, tuân thủ và tôn trọng Hiến pháp và pháp luật liên thân Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành đất nước bằng luật pháp cũng phải trong khuôn khổ của luật pháp quy định. Vì vậy, Đảng không thực hiện quyền lực nhà nước, không làm thay Nhà nước, không áp đặt nguyên tắc hoạt động của mình cho Nhà nước trái với những quy định của pháp luật. Phân biệt rõ vấn để này sẽ góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lấn sân, bao biện làm thay, áp đặt, mất dân chủ, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước như trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng đã từng chỉ ra. Nguyên tắc tập trung dân chủ với tư cách là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước thể hiện ở các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương; quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới; giữa thủ trưởng cơ quan, đơn vị với cán bộ, nhân viên; ở chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ở chế độ ban hành các quy định của các cơ quan nhà nước; ở cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý các công việc trong bộ máy nhà nước; ở mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân… Nguyên tắc này cần được quán triệt trong việc xây dựng pháp luật, trong quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong việc kết hợp sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương với phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của địa phương, cơ sở, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu đang diễn ra hiện nay.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị là gì

Mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội

     Về mới quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân cần nhận thức rõ: đây là quan hệ giữa những tổ chức, bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, cùng thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật bằng những phương thức khác nhau, đều là công cụ dể đảm bảo quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, Nhà nước là tổ chức công quyền, được tổ chức và hoạt dộng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất quyền lực; đồng thời có sự phân công, phối hợp trong thực hiện các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp, dưới sựlãnh đạo của Đảng, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước không phải là một thành viên của Mặt trận.

     Theo hiến định, Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có trách nhiệm xây dựng, giám sát, bảo vệ chính quyền. Quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quy chế phối hợp công tác do ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan nhà nước hữu quan từng cấp ban hành chứ không phải chỉ đạo hoặc hiệp thương dân chủ với Mặt trận. Hiến pháp năm 1992 chế định quyền của Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quôc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham sự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan (Điều 111). Tại các cấp địa phương, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người dùng đều các đoàn thể nhân dân ở các cấp được mời tham dự các cuộc họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự Hội nghị ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn cốc vấn đề có liên quan. Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thực hiện chế độ báo cáo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyển và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dânđộng viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương (Điều 125).

các tổ chức chính trị – xã hội

     Quan hệ chính trị giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội là quan hệ giữa các chủ thể ởcùng một cấp độ. Cùng tồn tại trong một hệ thống chính trị thống nhất, cùng chịu sự lãnh đạo của Đảng, nhưng các thiết chế chính trị này lại độc lập với nhau. Chúng khác nhau về nguồn gốc, bản chất, nhiệm vụ, chức năng và các hình thức, phương pháp hoạt động. Mối quan hệ giữa các chủ thể này phải là các mối quan hệ bình đẳng, không phải là mới quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Trước đây, trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trong một mức độ nào đó đã bị “hành chính hóa”. Nhà nước chi phối cả về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội thông qua việc cung cấp cán bộ, kinh phí, tạo mọi điều kiện để các tổ chức này hoạt động. Thực tế cho thấy, do hoạt động trong sự bao cấp tuyệt đối, sự quản lý “toàn diện” của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trở nên thụ động, ỷ lại, giảm đi tính độc lập, sáng tạo của mình, trở thành cái “bóng” của Nhà nước, tính quần chúng bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, đòi hởi phải xác định rõ ràng về mặt luật pháp mối quan hệ bình đẳng giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Mặt khác, Nhà nước phải đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách, công tác cán bộ đối với tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, đảm bảo các tổ chức này có vị trí độc lập tương đối. Các tổ chức chính trị – xã hội cũng phải vươn lên, đổi mới vể tổ chức và hoạt động cho phù hợp với cơ chế mới, tăng cường tính tự chủ về các phương diện, trước hết là tự chủ đề tài chính và đội ngũ cán bộ. Về phần mình, Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, tạo ra các cơ sở và điều kiện pháp lý đảm bảo cho các tổ chức này thật sự là các tổ chức tự nguyện của quần chúng, hoạt động phục vụ lợi ích hợp pháp của quần chúng, thực hiện quyển dân chủ của nhân dân.


Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị

     Tiếp tục đổimới hệ thống chính trị, đổimới sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

     Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổimới tổ chức, phương thức hoạt động của các bộ phộn cấu thành. Đặc biệt cần coi trọng đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) trong hệ thống hành chính 4 cấp ở nước ta. Nhấn mạnh vai trò của cơ sở thực chất là nhấn mạnh vai trò của nhân dân, tác dụng to lớn và quyết định của nhân dân trong xây dựng chế dộ mới, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân. Đây cũng là thể hiện nhận thức mới của Đảng ta về đổi mới hệ thống chính trị.

     Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hóa xã hội phải gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới. Trong đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, vấn đề mấu chốt nhất và khó khăn nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, khắc phục cả hai khuynh hưống thường xảy ra trong thực tế: hoặc là Đảng bao biện làm thay, hoặc là buông lởng sự lãnh đạo của Đảng. Do đó cần:

- Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và của cả hệ thống chính trị, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, cơ chê vận hành, lề lối làm việc.

 - Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, quy chê hóa nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Hoàn thiện quy chế, quy trình về công tác tổ chức, bảo đảm mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng.

đổi mới hệ thống chính trị

- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng.

     Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng chính trị; lãnh đạo bằng sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên và các tổ chức đảng; lãnh đạo bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước; thông qua việc phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho Nhà nước phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động, đảm bảo cho đường lối, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống; kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo bằng tổ chức với lãnh đạo thông qua cá nhân đảng viên theo nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu cao vai trò trách nhiệm của đảng viên giữ các cương vị, chức trách trong bộ máy nhà nước. Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước, Đảng hoạt dộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, các tổ chức chính trị – xã hội.

     Thực hiện yêu cầu trên nhằm tăng cường sự lãnh đụo của Đảng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Một trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đảng lãnh đạo Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội bằng phương thức dân chủ để thực hiện dân chủ, trong đó có sự kết hợp nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng với hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận; bằng sức mạnh tổ chức và chất lượng cán bộ; bằng tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức hoạt động và tăng cường kiểm tra; bằng nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, nêu gương của cán bộ; bằng sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp và hỗ trợ của tổ chức Đảng các cấp cùng với tổ chức đoàn thể cùng cấp; bằng việc thường xuyên nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển.

     Để Mặt trận Tổ quốíc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, Đảng cần ban hành chỉ thị quy định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức trên với tư cách là chủ thể thực hiện giám sát và phản biện xã hội, nghĩa vụ của các đối tượng chịu sự giám sát và phản biện xã hội, nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội.

     Cần thể chế hóa đồng bộ các chủ trương của Đảng về dân vận, tăng cường sự phối hợp công tác giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện quy chế hóa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, coi trọng lãnh đạo việc tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra, tổng kết thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quyền lực chính trị ở việt nam