Điều cốt yếu để trở thành nhà cách mạng

    Hai điều cốt yếu để xứng đáng là người cách mạng và làm cho cách mạng đi tới thắng lợi là phải “giữ chủ nghĩa cho vững” và phải “ít lòng ham muốn về vật chất” Cùng xét trên phương diện con người chính trị, văn hó, văn hóa chính trị giúp cho người ấy thực hiện tự giác, lời nói đi đôi với việc làm, đó là thước đo, là tiêu chí đánh giá xác thực nhất nhân cách của mỗi người. Trong lịch sử chính trị không thiếu những nhân cách lớn đồng thời cũng không tránh khởi những trường hợp ngược lại – đó là những hiện tượng lệch lạc, biến dạng, những giả nhân cách, thực chất là những sự thoái hóa, hư hỏng.    Trong các triều đại phong kiến xa xưa đã từng nổi lên những hình mẫu nhân cách chính trị cao đẹp. Nguyễn Trãi – người chủ trương một nền chính trị nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, đề cao sức mạnh của dân, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.

    Chu Văn An đã từng bộc lộ dũng khí, lòng can đảm, vì dân mà phải giữ cho thể chế được nghiêm minh, trong sạch, vì bảo vệ dân mà phải diệt trừ những sâu mọt trong đám quan lại lộng quyền và lạm quyền, làm tổn hại tới muôn dân. Ông đã dâng Thất trảm sớ như một sự thôi thúc từ trách nhiệm, bổn phận với tất cả lòng can đảm, chính trực.

nhà cách mạng

    Lê Quý Đôn, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVIII đã từng tổng kết lịch sử để chỉ rõ chính trị cầm quyền phải đảm bảo cho sự phát triển và tiến bộ như thế nào. Quy tự lại, những điểu mà ông rút ra đều với ý nghĩa hướng chính trị vào phát triển, và muốn phát triển thì việc điều hành chính sự phải ở tầm văn hóa, mang nhãn quan văn hóa. “Phi nông bất ổn Phi công bất phú Phi thương bất hoạt Phi trí bất hưng”.

    Văn hóa đi vào chính trị không chỉ là trọng hiển tài, trí thức mà còn là giải quyết hài hòa các môi quan hệ trong phát triển, là liên kết nhiêu yếu tô”, nhiều chiểu cạnh cho sự phát triển xã hội và sự hưng thịnh của quốc gia. Cũng chính Lê Quý Đôn là người chỉ ra và cảnh báo những dấu hiệu của xã hội suy đồi, có nguy cơ dẫn tới sự đổ vỡ. Theo ông, một xã hội mà dể xảy ra tình trạng:

    “Trẻ không kính giá Trò không trọng thầy Binh kiêu tướng thoái Tham nhũng tràn lan Sĩ phu ngoảnh mặt… ” thì sẽ dẫn xã hội, triều chính tối đổ vỡ, lụi tàn.

    Đặng Huy Trứ, trên giường bệnh, nhìn lại cuộc đời làm quan của mình đã tổng kết nhiều bài học và truyềnlại cho hậu thế những chỉ dẫn quý báu về tu dưỡng đạođức và giữ nghiêm kỷ cương phép tắc để phòng ngừa và chống tham nhũng. Tác phẩm Từ thụ yếu quy của ông chỉ ra phép tắc phải tuân theo trong việc từ chối hay tiếp nhận quà tặng. Đó là những ví dụ cho thấy văn hóa trong chính trị là thế nào.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị