Biến đổi kinh tế dẫn tới biến đổi của chính trị

    Những biến đổi trong kinh tế sớm muộn cũng dẫn tới những biến đổi của chính trị. Có điều là, biến đổi chính trị không đơn thuần chỉ là những tác động đương nhiên, tự nhiên của kinh tế tạo ra mà còn do những tác nhân khác của môi trường xã hội và một phần quan trọng là do những nỗ lực tự biến đổi của chính trị thông qua chủ thể cầm quyền. Trong trường hợp không có những nỗ lực chính trị này thì kinh tế vẫn tự vạch đường đi cho mình và biến đổi chính trị diễn ra theo lôgic của kinh tế một cách tự phát, với những đảo lộn, làm tổn hại tới lợi ích của các tầng lớp cơ bản, tới sự phát triển và tiến bộ xã hội.

    Phương hướng, đường lối và chính sách của chính trị có vai trò định hướng phát triển cho kinh tế. Đó là sự tác động trực tiếp của chính trị vào kinh tế, cho dù xét một cách sâu xa thì nguồn gốc làm nảy sinh những tác động của chính trị đối vâi kinh tế vẫn là ở kinh tế, do kinh tế quy định.

biến đổi của chính trị

    Một nền kinh tế kế hoạch mà vai trò của kế hoạch bị tuyệt đối hóa, các quan hệ thị trường, giá trị và quy luật giá trị bị xem nhẹ hoặc bị phủ nhận, tất yếu sinh ra một mô hình thể chế chính trị tập trung, quan liêu, cực quyền và phương thức điều hành là hành chính, mệnh lệnh của nhà nước và nhà nước can thiệp vào mọi hoạt động kinh tế, quyền chủ động tự do của chủ thể sản xuất kinh doanh bị xâm phạm, bị làm cho lu mờ. Tình trạng này là do nhà nước quan liêu đã vượt ra khỏi giới hạn quản lý hành chính bằng pháp luật, lấn sang cả quản lý sản xuất – kinh doanh vốn thuộc chức năng và quyền của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Song vì sao lại có tình trạng đó? Câu trả lời được tìm thấy ở chỗ, sở hữu xã hội bị tuyệt đốì hóa và đồng thời giản lược hóa vào hình thức sở hữu nhà nước và một phần vào sở hữu tập thể. Lợi ích chung của xã hội được nhấn mạnh như một cái bao trùm, tất cả, nhưng lại thoát ly tiền để của nó là lợi ích riêng của cá nhân người lao động, người sản xuất nên rốt cuộc, lợi ích xã hội cũng chỉ là hình thức và bị trừu tượng hóa còn nền sản xuất xã hội cũng như đời sống xã hội nói chung tự đánh mất động lực phát triển, do khỏi đầu của động lực ấy là lợi ích cá nhăn người lao động không được thực hiện. Bao cấp và bình quân từ nhà nước là hệ quả tất yếu từ mô hình tập trung quan liêu, từ phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh đã nói ở trên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thể chế chính trị việt nam