Hình thức tổ chức tập quyền – Hình thức tập quyền chuyên chế

     Tập quyền, phân quyền và hỗn hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước theo “chiều ngang” khác với tập quyển, phân quyền và hỗn hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước theo “chiểu dọc”. Trong tổ chức quyền lực nhà nước theo “chiều ngang”, tập quyền phản ánh ở sự thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vào một cơ quan hay cá nhân; phân quyền được phản ánh ở sự phân lập các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp rồi trao cho những cơ quan khác nhau; còn hỗn hợp phản ánh ở nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất quyền lực đồng thời có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

     Tổ chức quyền lực theo “chiều ngang” chỉ thể hiện đúng nghĩa ởcấp trung ương, dù đó là nhà nước liên bang hay nhà nước đơn nhất, còn ở địa phương thì không mang ý nghĩa này. Bởi vì, một nhà nước thì phải có tính thống nhất toàn lãnh thổ, có luật pháp chung do quốc hội ban hành và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ nên các quy định có tính luật pháp ởcác bang hay các địa phương không được phép trái với pháp luật chung. Cơ quan chấp hành pháp luật của địa phương dù thực hiện theo các văn bản pháp luật của quốc hội bang hay hội đồng địa phương nhưng vẫn không được trái với pháp luật chung. Toà án được tổ chức ở các khu vực dù xét xử độc lập, nhưng cũng phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật chung của nhà nước trung ương.

Hình thức tổ chức tập quyền

Các hình thc nhà nước tập quyn v cu trúc “chiu ngang”

     Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiêu hình thức nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập quyển với những hệ quả khác nhau đối với quản lý và phát triển xã hội.

- Tập quyền chuyên chế, điển hình là chuyên chế phong kiến, với sự tập trung thống nhất cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vào cá nhân nhà vua. Quyền lực đoạt được trong thể chế tập quyền phong kiến mang tính kế truyền với sự hỗ trợ của niềm tin tôn giáo rằng quyền hành của vua là do ý Trời. Hiến pháp không tồn tại trong các thể chế tập quyền chuyên chế phong kiến. Tuy vậy, trong thể chế tập quyền phong kiến chuyên chế ngưòi ta vẫn thấy xuất hiện các bậc minh quân được thần dân yêu mến, đưa đất nước phát triển. Đó chính là lúc quyền lực chuyên chế không biến thành cực quyền mà chúng bị chế ước bởi hàng loạt chế định thành văn hoặc bết thành văn khác nhau như: gián quan (quan can gián), sử quan (quan chép mọi hành trạng và lời nói của vua), thái thượng hoàng (vua cha lùi vể tuyến sau để đào tạo vua con), triều nghị (hạ thần tấu nghị trước, hoàng đế quyết nghị sau) và phần nào cả thần quyền (ràng buộc vua với “dạo trời” của người có bổn phận là “cha mẹ” dân). Còn những thể chế nhà nước tập quyển phong kiến chuyên chế mà quyền lực không bị chế ước thường nhanh chóng dẫn tới cực quyền và đó là tiền đề của các cuộc khởi nghĩa nông dân hay chính biến trong nội bộ giai cấp phong kiến.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thể chế chính trị việt nam