Mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền

     Trong quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền, điều dễ thấy là Nhà nước và Đảng đều có chung nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. Sự trùng hợp này bắt nguồn từ sự thống nhất về bản chất và mục tiêu giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý của hai thực thể chính trị là Đảng đóng vai trò “hạt nhân lãnh đạo” và Nhà nước là “trụ cột” của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, do vị trí và chức năng của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị là khác nhau, nên việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước cũng như trong xử lý mới quan hệ của mỗi tổ chức với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị không thể giống nhau.

     Mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng cầm quyền là mối quan hệ vừa mang tính phụ thuộc, vừa mang tính độc lập. Tính phụ thuộc được xác định bởi vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước, định hướng chính trị cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo chính trị, được thực hiện bằng phương thức đã xác định trong Cương lĩnh của Đảng. Tính độc lập của Nhà nước trong mới quan hệ với Đảng dược xác định bởi rất nhiều yếu tố. Một là, Nhà nước không chỉ là tổ chức do Đảng sáng lập, là công cụ của Đảng, mà trong bản chất sâu xa, Nhà nước là một tổ chức công quyền, với ý nghĩa là một hình thức tổ chức quyển lực của nhân dân, do nhân dân tự tổ chức, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Hai là, để lãnh dạo và quản lý, Đảng và Nhà nước đều phải có quyền lực. Quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước tuy có mới quan hệ hữu cơ, đều bắt nguồn từ sự ủy quyền của nhân dân, nhưng là hai loại quyền lực khác nhau, được vận hành bởi những phương thức khác nhau. Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo chính trị bằng quyền lực chính trị theo phương thức được quy định trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Quyền lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp và pháp luật do bộ máy nhà nước thực hiện trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. 

Đảng Cộng sản cầm quyền

Trong điều kiện của chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền, toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đều phải triệt để tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Do vậy, tổ chức và hoạt động của Đảng cũng phải trong khuôn khổ, tuân thủ và tôn trọng Hiến pháp và pháp luật liên thân Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành đất nước bằng luật pháp cũng phải trong khuôn khổ của luật pháp quy định. Vì vậy, Đảng không thực hiện quyền lực nhà nước, không làm thay Nhà nước, không áp đặt nguyên tắc hoạt động của mình cho Nhà nước trái với những quy định của pháp luật. Phân biệt rõ vấn để này sẽ góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lấn sân, bao biện làm thay, áp đặt, mất dân chủ, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước như trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng đã từng chỉ ra. Nguyên tắc tập trung dân chủ với tư cách là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước thể hiện ở các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương; quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới; giữa thủ trưởng cơ quan, đơn vị với cán bộ, nhân viên; ở chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ở chế độ ban hành các quy định của các cơ quan nhà nước; ở cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý các công việc trong bộ máy nhà nước; ở mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân… Nguyên tắc này cần được quán triệt trong việc xây dựng pháp luật, trong quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong việc kết hợp sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương với phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của địa phương, cơ sở, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu đang diễn ra hiện nay.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị là gì