Nguyên tắc tập trung dân chủ

     Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nguyên tắc tập trung dân chủ là một chỉnh thể hữu cơ thống nhất, không thể tách rời giữa tập trung và dân chủ. Hai yếu tố đó vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau. Không thể có dân chủ nếu tách rời nó với tập trung. Sự yếu kém, lỏng lẻo của tập trung sẽ làm suy yếu và triệt tiêu dân chủ, là mảnh đất màu mỡ cho tình trạng vô chính phủ, vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, quá trớn, không thể kiểm soát.

      Ngược lại, tập trung thoát ly dần chủ, không dựa trên cơ sở dân chủ sẽ không có hiệu quả, hoặc bị biến dụng thành quan liêu, độc đoán chuyên quyền… Với ý nghĩa đó, V.I. LAnin chỉ rõ: “Chế độ tập trung dân chủ, một mặt thật khác xa với chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa, và mặt khác, khác xa với chủ nghĩa vô chính phủ” đó là: “chế độ trung hiếu theo nghĩa thực sự dân chủ”. Thấm tinh thần đó, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Nam, Hồ Chí Minh có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc tập trung dân chủ

 Trong bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh có khi “dân chủ tập trung”, có khi dùng “tập trung dân chủ” Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cán bộ phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân trức trách, tức là dân chủ tập trung”. Khi nhấn mạnh vậy có dân chủ thì Người dùng phạm trù “dân chủ tập trung còn khi nhấn mạnh vấn đề tập trung Người dùng phải “tập trung dân chủ”. “Tập trung dân chủ” hay “dân chủ tập trung” mà Hồ Chí Minh thường dùng có sự khác nhau ở cách nói, cách viết, nhưng có nội hàm thống theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là hai mặt của cùng một vấn đề, không thể tách rời, không thể đối lập với nhau. Chúng chỉ tồn tại và có ý nghĩa, có giá trị khi ở cạnh nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau trong một nguyên tắc, tuy chúng có sự khác biệt về vị trí, vai trò, chức năng, tác dụng, tập  trung không đối lập với dân chủ, trái lại, tập trung phải cần tới dân chủ, dựa trên dân chủ, coi dân chủ làm cơ sở là mục đích và thói phường hội. Trong mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, dân chủ cũng rất cần có tập trung như một bảo đảm tất yếu, không thể thiếu. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, gia trưởng, độc tài. Tập trung dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nguyên tắc để thực thi dân chủ, đồng thời đó cùng là một nhân tố không thể thiếu của cơ chế thực hiện dân chủ trong hệ thống chính trị và thực hiện dân chủ hóa xã hội ở nước ta nói chung.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quyền lực chính trị ở việt nam