Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức mặt trận Tổ Quốc

     Đương nhiên, như vậy không có nghĩa là các tổ chức Đảng, tổ chức nhà nước, các đoàn thể nhân dân hoàn toàn chỉ thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, cũng như Mặt trận chỉ thực hiện hiệp thương dân chủ. Thực tế cho thấy, trong mới quan hệ giữa Mặt trận với các chức thành viên của nó, với Đảng và Nhà nước, nhân tố chi phổi là hiệp thương dân chủ dựa trên sự đồng thuận, hợp tác, thỏa thuận, tôn trọng và thuyết phục lẫn nhau.

     Tuy nhiên, trên phương diện tổ chức và hệ thống tổ chức, các cấp của Mặt trận với thiết chế bộ máy của ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp về hình thức tổ chức thì tuân theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, do hiệp thương dân chủ cử ra, nhưng khi vận hành tổ chức, hoạt động thì theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đó là tập thể bàn bạc, thảo luận và quyết định theo đa số, có phân công cá nhân phụ trách. Điều đó cho thấy, trong hệ thống chính trị nói chung và đối với Mặt trận nói riêng, có thành viên hoặc các thành viên có sự kết hợp vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và hiệp thương dân chủ, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc thực hiện sự kết hợp hai nguyên tắc trên vẫn là vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến khác nhau, còn nhiều vấn đểcần làm rõ nhất là việc phân biệt đâu là tập trung dân chủ, đều là hiệp thương dân chủ, đều là sựkết hợp, kết hợp như thế nào, đến đâu, làm thế nào dể có thể kết hợp, việc đánh giá hiệu quả thực tế của sự kết hợp đó rasao V.V..

mặt trận Tổ Quốc

     Ở nước ta, hầu hết các thành viên tham gia Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội –nghề nghiệp và đểu là những tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân, đều tồn tại với tư cách là một chủ thể độc lập, nằm trong một thể chế chính trị thống nhất, do Đảng lãnh đạo. Tất cả các tổ chức thành viên và các cá nhân tham gia Mặt trận đều tự nguyện thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức này đều thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ với những cơ chế và hình thức linh hoạt khác nhau. Điều đó làm cho mỗi tổ chức độc lập có đủ sức mạnh, uy tín và khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình trong tổng thể nhiệm vụ, mục tiêu chung của hệ thống chính trị. Mặt khác, khi tham gia là thành viên Mặt trận Tổ quốc, bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ với tư cách là tổ chức độc lập trong hệ thống chính trị, mỗi tổ chức lại tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc và thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Điều đó không làm mất đi tư cách của một tổ chức độc lập, trái lại, nó càng làm phong phú, tăng thêm uy tín sức mạnh và hiệu quả hoạt động của tổ chức tham gia là thành viên Mặt trận Tổ quốc. Điểu lệ Mặt trận Tổ quốc đã quy định về mối quan hệ giữa các thành viên, dù là tổ chức, đơn vị nào, khi tham gia Mặt trận Tổ quốc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ của Mặt trận Tổ quốc, thì các thành viên thực hiện sự phối hợp, thống nhất hành động theo những vần đề đã đạt được đồng thuận. Trong lúc thực hiện nhũng vấn đề chung, các thành viên vẫn hoạt động theo chương trình, điều lệ của tổ chức mình. Trong việc thảo luận các vấn đề chung tại Mặt trận thì tiến hành hoàn toàn dân chủ, nhưng không quyết định theo đa số mà phải đạt được sự đồng thuận. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận thì các chủ thể tham gia quyết định, trong lúc phối hợp thống nhất hành động, chỉ thực hiện những điểm, những vấn đề đã nhất trí theo nguyên tắc “Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tô quốc Việt Nam , đổng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình”. Trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quan hệ cấp trên với cấp dưới không phải là quan hệ lãnh đạo, quản lý hoặc mệnh lệnh hành chính, mà là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp hoạt dộng. Về tính chất hoạt động, hoạt động của Mặt trận mang tính xã hội, tính quần chúng rộng rãi, tính tự nguyện, tự quản và tự chủ cao, tính tư vấn, vận động, thuyết phục là chính.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quyền lực chính trị ở việt nam