Vai trò của văn hóa chính trị

    Hướng tới một nền chính trị dân chủ và nhân văn, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới khía cạnh đạo đức, văn hóa đạo đức trong chính trị. Quan niệm nổi tiếng của Người về chính trị cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, tính tư tưởng và giá trị nhân văn chủ nghĩa sâu sắc. Người cho rằng, chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết, thanh khiết từ việc nhở đến việc lớn.

    Đoàn kết để tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh mà sức mạnh bền bỉ nhất là lòng dân, ý chí của dân, sự đồng tâm hiệp lực của dân, là sự hòa hợp dân tộc và đồng thuận xã hội. Muôn đoàn kết thì phải có sự chân thành, sự thành thật và tin cậy lẫn nhau, sự tôn trọng và tinh thần bao dung, khoan dung, độ lượng và nhân ái. Đó là cơ sở đạo đức của lãnh đạo, cầm quyền, là cái gốc của việc dùng người. Văn hóa thấm sâu vào hoạt động chính trị, nâng chính trị lên tầm của văn hóa chính trị. Văn hóa chính trị dựa trên hai nền tảng: khoa học và đạo đức. Con người trong hoạt động chính trị, muôn thực sự làm đúng sự ủy thác của xã hội và dân chúng phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đó là tôn trọng chân lý khách quan và thực hành đạo lý nhân nghĩa. Người nắm giữ cương vị, chức vụ trong khi thực thi quyền lực được dân ủy quyển, thực thi công vụ vừa phải trọng dân vừa phải trọng pháp, gắn liền trọng dân với trọng pháp.

Vai trò của văn hóa chính trị

    Văn hóa chính trị bảo đảm cho con người và hành vi chính trị của con người cũng như thể chê chính trị nói chung được trong sạch, minh bạch, phòng chống được những tệ quan liêu và tham nhũng, nghĩa là có sức vượt qua những nguy cơ tha hóa, biến chất khi cầm quyển. Liêm khiết, thanh khiết trong nền chính trị truyền thống của ông cha ta đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt của người làm quan, phải luôn trau dồi chữ tâm và chữ tài, ngay thẳng, chính trực không có gì khuất tất, mờ ám. Trong nền chính trị hiện đại của giai cấp công nhân cách mạng, đạo đức cách mạng. Các chuẩn mực giá trị: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là đòi hởi không thể thiểu đối với mỗi cán bộ là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ, công bộc của dân.

    Không có văn hóa chính trị, trong đó có văn hóa đạo đức, việc nắm giữ quyền lực và thực thi quyên lực có nguy cơ thoái hóa, sai lệch, hư hởng. Lúc đó, dân chủ biến thành quan chủ, người cách mạng không còn là đày tớ trung thành, công bộc tận tụy của dân nữa mà là khuônmặt quan cách mạng”.

    Điều trình bày trên đây cho thấy văn hóa tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách và hành vi chính trị của mỗi cá nhân.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quyền lực chính trị ở việt nam