Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của nhà nước Việt Nam

     Trong việc thực hiện sựkết hợp nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng với hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết, cả về nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn, về nhận thức, trong Đảng cũng như trong Mặt trận hiện nay vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa Đảng vừa là thành viên Mặt trận, vừa là lãnh đạo Mặt trận.

nguyên tắc tập trung dân chủ

     Được coi là thành viên Mặt trận nhưng cả bản thân Đảng và trong nhìn nhận của Mặt trận và xã hội, Đảng vẫn chưa ở vị trí bình đẳng như các thành viên khác, trái lại, vẫn đứng ở vị trí trên Mặt trận, chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của Mặt trận, về thực tiễn, một trong những khuyết điểm, yếu kém trong lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận cũng như trong tổ chức hoạt động của Mặt trận hiện nay là ở chỗ không thường xuyên thực hiện hiệp thương dân chủ, chỉ nhìn nhận vấn đề này như một việc làm nhất thời, mang tính “mùa vụ”, mới khi đến kỳ chuẩn bị bầu cử các cơ quan đại biểu của dân. Hiệp thương đôi khi được thực hiện một cách hình thức, mang tính thủ tục, thiếu sự phối hợp và thống nhất hành dộng, không ít việc cuối cùng đều do Đảng định sẵn và quyết định, không phản ánh được đầy đủ ý chí và nguyện vọng của các đoàn thể và Mặt trận. Khắc phục vấn đề này trách nhiệm trước hết thuộc về sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự nỗ lực tự đổi mới của Mặt trận, trong đó có sự đổi mới của các tổ chức thành viên.

     Trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và hiệp thương dân chủ nước ta nổi lên một vấn đề cần làm rõ, đó là quan hệ phối hợp hoạt động giữa Nhà nước với Đảng Cộng sản cầm quyền và các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thể chế chính trị việt nam