Quan hệ giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

      Trong cơ cấu hệ thống chính trị nước ta, mới quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị thể hiện với hai vai trò: về chính trị, Đảng là hạt nhân lãnh đạo; về tổ chức, Đảng là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận. Sự lãnh đạo trong nội bộ Đảng được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây cũng là nguyên tắc được Đảng vận dụng trong lãnh đạo đối với Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội cũng như đối với Mặt trận.

     Tuy nhiên, khi Đảng tham gia là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động, công tác Mặt trận của Đảng với tư cách là tổ chức thành viên được thực hiện bằng sự phối kết hợp nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng với nguyên tăc hiệp thương dân chủ của Mặt trận. Sự lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị nói chung, trong dó có Mặt trận được thực hiện theo phương thức: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”. Cụ thể là, Đảng đề ra đường lối, chủ trương lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội mà Mặt trận cũng có trách nhiệm thực hiện; Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận và Đảng đoàn các tổ chức thành viên Mặt trận; Đảng tổ chức ra hệ thống chính trị mà Mặt trận là một thành tố; Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ Mặt trận; Đảng có tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên ngay trong hệ thống tổ chức Mặt trận. Tuy nhiên, khi là thành viên của Mặt trận, Đảng cũng bình đẳng như mọi thành viên khác của Mặt trận, phải gương mẫu thực hiện Điều lệ và Chương trình của Mặt trận. Đảng có trách nhiệm tập hợp và phản ánh các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, làm công tác tuyên truyền, vận động đảng viên và nhân dân nói chung thực hiện Hiến pháp, pháp luật, thực hiện và thông báo kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thông nhất hành động với Mặt trận… Mặt khác, theo nguyên tắc hiệp thương dânchủ của Mặt trận, vớitư cách là một tổ chức thành viên, Đảng có quyền thảo luận, chất vấn, phê bình và kiến nghị về tổ chức và hoạt động của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên khác của Mặt trận, nhưng Đảng không quyết định, không áp đặt nguyên tắc tập trung dân chủ, không dùng uy quyền, dùng lợi thế của Đảng cầm quyền để ra mệnh lệnh, chỉ thị, bắt Mặt trận phải tuân theo. Lúc này đòi hỏi Đảng phải phát huy trí tuệ, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình để thuyết phục ủy ban Mặt trận và các thành viên khác. Sự kết hợp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng với nguyên tắc hiệp thương dân chủ của Mặt trận được thể hiện qua vai trò của Đảng đoàn Mặt trận (cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố), Đảng ủy và chi bộ tại các cơ quan ủy ban Mặt trận các cấp, thông qua việc phát huy vai trò đội ngũ đảng viên đang công tác trong hệ thống Mặt trận.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị