Giá đỡ vật chất của chính trị

    Cái giá đỡ vật chất của chính trị cũng như toàn bộ kiến trúc thượng tầng chính là kinh tế, là sức mạnh của nền sản xuất xã hội. Chăm lo phát triển sản xuất thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế, làm cho xã hội phồn vinh, giàu có là điều mà chính thể và lực lượng cầm quyền phải thường xuyên quan tâm. Sâu xa của vấn đề kinh tế quyết định chính trị là ở sức phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội. Thực tế cho thấy kinh tế vững mạnh hay suy thoái – động thái ấy đều có tác động và ảnh hưởng ngay tới chính trị, mặt khác, chính động thái kinh tế ấy cũng lại là chỉ báo cho thấy hệ quả tác động của chính trị vào kinh tế đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực.

    Bước tiến của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm cải cách vừa qua là một minh chứng rõ rệt nhất.

Giá đỡ vật chất của chính trị

    Cơn bão tài chính ở Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng năm 1997 và đại khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt đầu từ các nước phát triển nhất làm bộc lộ những khiếm khuyết của thể chế chính trị của các nước này khỉ mà giới cầm quyền trong khi tập trung các nỗ lực cho tảng trưởng kinh tế đã không chú ý đầy đủ, thậm chí xem nhẹ các vấn đề xã hội và chính sách xã hội trong khi phát triển  thập niên xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng trên cơ sở khảo cứu, đánh giá, nền dân chủ phương Tây, nền dân chủ đã chắt lọc các “hạt nhân hợp lý” và vận dụng vào quá  trình tổ chức bộ máy nhà nước ở từng thời kỳ lịch sử. Bộ máy nhà nước ta được xây dựng trên một nền những sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ đại diện và trực tiếp; chế độ bầu cử bình đẳng phổ thông, bỏ phiếu kín; chế định quyền con người, quyền công lý càng mở rộng; tổ chức một Nhà nước có khả năng bảo đảm dân chủ cho nhân dân.

    Đổi mới mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước đã diễn ra dưới tác động và ảnh hưởng của kinh tế và đổi mới kinh tế. Kinh tế quyết định chính trị, song chính trị không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế mà chính trị chủ động tác động trở lại tới kinh tế. Tác động đó có thể tích cực, có thể tiêu cực tùy thuộc vào tính đúng, sai, hợp lý hay bất hợp lý của chính trị, từ đường lối, chính sách đến thể chế và cơ chế vận hành. Theo nghĩa đó, V.I. Lênin khẳng định, chính trị không thể không giữ vị trí ưu tiên hàng đầu trong việc quyết định phương hướng phát triển kinh tế. Đây là lôgic chủ quan nội tại của chính trị gắn với vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động chính trị, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền và vai trò của nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa chinh tri