Bài học xây dựng đất nước đáng quý từ Trung Quốc và Nhật Bản

    Đường lối cải cách thời Minh Trị của Nhật Bản đã tạo cho Nhật Bản đà phát triển và hưng thịnh, vượt qua truyền thống tới hiện đại. Đó là khởi đầu cho sự nghiệp chấn hưng vĩ đại trong lịch sử Nhật Bản, tạo đà phát triển cho một Nhật Bản như ngày nay. Đó là một ví dụ điển hình cho thấy vai trò của tư duy và tư tưởng, của lý luận quan trọng như thế nào đối với sự phát triển trong thực tiễn. Cải cách của Trung Quốc, trong đó có cải cách chính trị, xây dựng năng lực và bản lĩnh cầm quyển của Đảng, xây dựng nhà nước pháp trị trong 1/4 thế kỷ này càng cho thấy ban lãnh đạo cải cách của Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, đến Hồ cẩm Đào đã chú trọng tới lý luận như thế nào.

   Là những nhà cải cách xuất sắc, họ chủ trương hiện đại hóa từ lý luận đã hiện đại hóa trong thực tiễn. Để thực hiện được ý để chiến lược đó, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vấn đề giải phóng tư tưởng trong phương châm “song bách” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng), hình thành môi trường xã hội, bầu không khí xã hội cho phép “đại tranh luận” lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý, thực sự cầu thi tiến cùng thời đại…

xây dựng đất nước đáng quý

   Đột phá lớn nhất của Trung Quốc là khẳng định chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, đặt vấn đề Trung Quốc hóa chu nghĩa Mác, phát triển chủ nghĩa Mác, kết hợp kế thừa và đổi mới, làm cho lý luận mới phù hợp với thực tiễn thúc đẩy thực tiễn, lấy kinh nghiệm thực tiễn của nhân dan làm cơ sở, lấy thực tiễn sáng tạo của nhân dân làm cái gốc để đổi mới lý luận.

   Những bài học như vậy là rất đáng lưu ý. Thực tiễn đổi mới của Việt Nam cũng cho thấy, để phát triển phải đổi mới và sáng tạo, phải rũ bỏ khởi mình những giáo điều cũ, phòng ngừa những giáo điều mới, phải từ thực tiễn Việt Nam, thế giới và thời đại mà tìm thấy những vấn đề phải độc lập, tự mình giải quyết lấy vấn đề của mình trong phát triển. Đó cũng chính là tư tưởng Hồ Chí Minh phong cách sáng tạo trong tư duy lý luận Hồ Chí Minh thống nhất lý luận với thực tiễn, kết hợp lý luận hóa thức tiễn với thực tiễn hóa lý luận.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thể chế chính trị việt nam