Vai trò của chế độ tư hữu

    Trong lịch sử, sự phát triển của kinh tế đến một trình độ nào đó mới làm cho chính trị xuất hiện. Chế độ tư hữu là ngọn nguồn sinh ra giai cấp và các quan hệ đối kháng giai cấp, sinh ra nhà nước và quyền lực của giai cấp thống trị nắm giữ, điều khiển và chi phối nhà nước đó, sinh ra các thiết chế, thể chế và luật pháp. Đó là những phương tiện thực hiện quyền lực chính trị mà thực chất là để thực hiện và bảo vệ quyên lực kinh tế, bảo vệ trật tự sở hữu và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

chế độ tư hữu

    Nội dung kinh tế thấm sâu vào đời sông chính trị, vào mọi quan hệ chính trị. Kinh tế là nhân tố đảm bảo và chi phối mọi hoạt động chính trị. Rõ nhất là vấn đề lợi ích. Chính lợi ích kinh tế làm nên tính hiện thực của quyền lực chính trị. Quyền chỉ trở thành thực quyền khi quyền được đảm bảo bởi lợi ích hay có sức mạnh chi phối lợi ích. Trong trường hợp ngược lại, quyền lực chỉ là hư ảo hoặc chỉ còn là danh nghĩa, là những tuyên bố pháp lý mà thôi, Điều này đã được c. Mác và Ph. Ăngghen nhấn mạnh trong tác phẩm Gia đinh thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán (1845): “… tư tưởng tách rời lợi ích thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó”, nghĩa là tự làm mất tín nhiệm của tư tưởng. Bản thân nhà nước một khi được tổ chức nên, nó phải nắm lấy các cơ sở kinh tế trọng yếu, nhũng mạch máu, những yết hầu của cơ thể kinh tế – xã hội. Nhà nước bằng sức mạnh của luật pháp và các thể chế của nó để quản lý kinh tế. Thu thuế xưa nay vẫn là chức năng có tính cổ điển của mọi nhà nước để nhà nước có thể tồn tại và điều hành mọi hoạt động quản lý xã hội. Giai cấp thống trị nhà nước phải làm cho lợi ích của nó mang ý nghĩa phổ biến đốì với xã hội. Nhà nước của giai cấp công nhân, dù là một nhà nước kiểu mới, dù giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất trong lịch sử có khả năng thể hiện tốt nhất tính phổ biến của lợi ích xã hội vì lợi ích của nó trùng hợp với lợi ích chung của toàn xã hội thì nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân mà Ph. Ăngghen goi là chuyên chính vô sản, cũng mất ý nghĩa và tác dụng thưc tế một khi nó tỏ ra bất lực khi giải quyết các nhiệm vu kinh tế. Nhận định đó của Ph. Ăngghen cho thấy chính tri thực hiện mục tiêu của nó ở kinh tế, và kinh tế là môi trong những tính hướng đích của chính trị.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa chính trị