Tác động của văn hóa tới các lĩnh vực

    Trong chính trị cũng như trong bất cứ lĩnh vực nào, mấu chốt vẫn là tổ chức và cán bộ, tức là thể chế chính trị và con người chính trị.

    Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay dang dòi hởi phải làm trong sạch bộ máy, thể chế, đề cao đạo đức công chức và kỷ luật công vụ bên cạnh việc nhấn mạnh năng lực, tài năng, khả năng của đội ngũ công chức. Những dòi hỏi ấy, suy đến cùng là trau dồi văn hóa, năng lực văn hóa.

    Văn hóa không chỉ tác động và ảnh hưởng tới hoạt dộng chính trị nhìn từ góc độ con người chính trị, nhân cách chính trị mà văn hóa còn tác động và ảnh hưởng vào trong tổ chức, bộ máy, vào các quan hệ chính trị, trong đường lôi chính sách chính trị nữa. Mặt khác, văn hóa và văn hóa chính trị còn ảnh hưởng tới thái độ, ý thức, tình cảm, niềm tin và hành vi chính trị của quần chúng, đó là cơ sở xã hội quan trọng của chế độ.

Nhìn từ phương diện này, văn hóa và truyền thống văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc có sức ảnh hưởng và chi phối rất mạnh mẽ tới chính trị.

Tác động của văn hóa

    Sự khác nhau của các mô hình thể chế chính trị giữa các nước, các quốc gia – dân tộc do nhiều nguyên nhân lịch sử, trong đó không thể không tính đến nguyên nhân vềsự khác biệt giữa các nền văn hóa, các truyền thống văn hóa và các giá trị văn hóa khác nhau.

    Chính tác nhân văn hóa đã quy định một nguyên tắc: đổi mói thể chế chính trị và hệ thông chính trị không được sao chép máy móc các mô hình bên ngoài, không được thoát ly các điều kiện lịch sử – xã hội mà thực chất là môi trường văn hóa, không gian văn hóa vốn rất khác nhau giữa các nước. Tiếp biến văn hóa là quy luật phát triển văn hóa đồng thòi quy luật ấy còn chỉ ra tính chế ước văn hóa đối với chính trị và đổi mới chính trị. Ngay trong phạm vi nền chính trị của một nước cũng vậy. Trong tiến trình cải cách, đổi mới, hiện đại hóa, một mặt không được làm đứt đoạn truyền thông nhưng mặt khác cũng không lệ thuộc tuyệt đối vào truyền thông và quá khứ. Tính kế thừa phải đồng thời là sự chọn lọc và có phê phán, biết bảo lưu những giá trị và đặc tính văn hóa nào, biết lọc bở vã vượt qua những gì đã không còn phù hợp, biết vận dụng sáng tạo cái cũ còn giá trị và tính hợp lý mà cũng biết phát triển, sáng tạo những giá trị mới.

    Văn hóa với tư cách là cội nguồn, nền tảng tinh thần của xã hội phải luôn là linh hồn của sự phát triển, trong đó có phát triển chính trị.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa chinh tri